Sắc màu truyền thống các làng nghề Ninh Bình - Nét đẹp văn hóa Cố đô xưa

Sắc màu truyền thống các làng nghề Ninh Bình - Nét đẹp văn hóa Cố đô xưa

Ninh Bình với thiên nhiên hoang sơ và phong cảnh non nước hữu tình hiện đang là một trong điểm đến nổi tiếng. Đến với Ninh Bình du khách sẽ có dịp tham quan di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới. Ngoài những địa danh nổi tiếng đó, các bạn cũng có thể ghé thăm và tìm hiểu các làng nghề Ninh Bình truyền thống cũng là trải nghiệm mới lạ, thích thú cho du khách.

1. Ninh Bình mảnh đất giàu tiềm năng

Ninh Bình hay còn được gọi là Cố đô xưa được thiên nhiên ưu ái cho nhiều địa danh nổi tiếng và còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử với sự đa dạng của các làng nghề có tuổi đời hàng trăm và hàng nghìn năm.

Ninh Bình mảnh đất giàu tiềm năng du lịch

Theo thống kê hiện nay Ninh Bình có đến 83 làng nghề truyền thống thuộc nhiều nhóm ngành nghề khác nhau, hiện diện ở khắp các địa phương. Nhiều làng nghề nổi tiếng còn được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến như thêu ren Văn Lâm, chạm khắc đá Ninh Vân, nghề cói mỹ nghệ Kim Sơnlàng nghề gốm Bồ Bát, Gia Thủy hay các làng nghề trồng đào phai, trồng hoa… Đây là tiền đề, cơ hội tốt để du lịch làng nghề phát triển.

Từ đó, nhận thấy tiềm năng lớn giữa du lịch và làng nghề. Nắm lấy lợi thế nhiều năm qua các địa phương đã phát triển làng nghề này gắn với du lịch. Nhờ đó mà mang lại tính độc đáo và đậm giá trị truyền thống, văn hóa bản địa, giúp cho du hách luôn cảm thấy sự khác biệt, thích thú khi tham quan Ninh Bình.

2. Hành trình khám phá làng nghề Ninh Bình

Từ đôi bàn tay khéo léo và trí óc sáng tạo của những người dân các làng nghề Ninh Bình đã làm nên những sản phẩm không dừng lại ở đẹp mà còn có giá trị kinh tế đậm chất văn hóa và chứa đựng những giá trị cao đẹp của con người Cố đô xưa.

2.1 Làng nghề thêu ren Văn Lâm

Các làng nghề truyền thống Ninh Bình thì làng nghề thêu ren Văn Lâm được xem là nơi hội tụ tinh hoa của nghề thêu ren Việt Nam. Nằm ngay cạnh khu vực quần thể danh thắng, di sản văn hóa thiên nhiên thế giới Tràng An nên du khách dễ dàng tìm đến trải nghiệm,

Từ các lời kể của các cụ cao niên trong làng, năm 1285 vua Trần Thái Tông tròn 40 tuổi, nhường ngôi cho con lên làm Thái Thượng Hoàng, và về vùng núi Vũ Lâm tu hành. rồi rời cung điện để tu hành tại vùng núi Vũ Lâm. Không lâu sau, bà Trần Thị Dung, vợ của Thái sư Trần Thủ Đô, cũng theo chân triều đình nhà Trần đến đây. Bà đã truyền dạy cho người dân thôn Văn Lâm các kỹ năng quý giá như chăn tầm, dệt vải, và thêu thùa.

Làng nghề thêu ren Văn Lâm nổi tiếng tại Ninh Bình

Từ đó, nghề thêu ren đã phát triển mạnh mẽ và tồn tại qua nhiều thế kỷ, lưu giữ đến tận ngày nay, trên 800 năm sau. Ngày nay, tại Ninh Hải, mỗi gia đình đều trang bị đa dạng khung thêu, và mọi người từ trẻ nhỏ 7-8 tuổi cho đến các cụ già 70-80 tuổi đều thuần thục trong việc thêu ren.

Trước đây, người dân làng Văn Lâm chủ yếu thêu các trang phục và vật dụng nghi lễ như quần áo và đồ trang trí cho đình, đền. Ngày nay, các nghệ nhân ở làng đã mở rộng sự sáng tạo của mình, phát triển nhiều loại sản phẩm thêu ren đa dạng khác như ga trải giường, rèm cửa, gối, khăn bàn, và tranh thêu.

Làng nghề truyền thống Ninh Bình - Làng nghề thêu ren Văn Lâm

Địa chỉ: xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam

2.2 Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân

Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân ở Ninh Bình là điểm đến không thể bỏ qua cho những ai đam mê nghệ thuật truyền thống. Nghề chạm khắc đá tại làng đã phát triển hơn 400 năm một trong những làng nghề đã có từ lâu đời, với mỗi gia đình đều có ít nhất một người theo nghề.

Điểm nổi bật của Ninh Vân so với các làng nghề khác là các sản phẩm mỹ nghệ được chế tác hoành tráng, phục vụ cho các công trình lớn như đình, chùa, lăng mộ, tượng đài và phù điêu, làm nên thương hiệu và sự độc đáo không thể thay thế của làng nghề này.

Nghệ nhân Ninh Vân đang chạm khắc đá nghệ thuật 

Để làm ra những sản phẩm từ đá người dân xã Ninh Vân có sự sáng tạo cùng với bàn tay tài hoa, biến những tảng đá vô tri thành các tác phẩm nghệ thuật có hồn. Các sản phẩm đá bao gồm như: Tượng, chim thú, bia, chậu hoa, bàn ghế, bể cảnh, cổng… Trải qua nhiều năm làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân vẫn tồn tại và ngày càng phát triển.

Làng nghề Ninh Bình - Chạm khắc đá Ninh Vân

Địa chỉ: làng Xuân Vũ, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam

2.3 Làng nghề mỹ nghệ cói Kim Sơn Ninh Bình

Theo những câu chuyện được lưu truyền từ các cụ trong làng, vào năm 1829, theo chỉ thị của Vua Minh Mạng, doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã tiến hành khai hoang vùng đất hoang vùng ven biển và đặt tên là Kim Sơn, có nghĩa là ngọn núi Vàng. Nguyễn Công Trứ đã phát triển khu vực này thành vùng đất màu mỡ, không chỉ với nền kinh tế dựa vào lúa và hoạt động biển, mà còn nhờ vào cây cói.

Những sản phẩm mỹ nghệ cói Kim sơn vừa đẹp mắt và có tính hữu dụng cao

Làng nghề cói Kim Sơn không ngừng phát triển cho ra đời nhiều sản phẩm phong phú như thảm, làn, đĩa, tách, cốc, khay, mũ hay túi xách…Đến nay làng cói mỹ nghệ Kim Sơn liên tục phát triển và đã có mặt ở hơn 20 quốc gia khác nhau và vùng lãnh thổ.  Vừa giúp người dân có thêm thu nhập vừa còn là niềm tự hào khẳng định vị thế của làng nghề Ninh Bình. Nếu đến du lịch Ninh Bình bạn đừng quên mua vài món quà lưu niệm mang về cho gia đình nhé vừa đẹp mắt và rất hữu dụng.

Làng nghề Ninh Bình - Mỹ nghệ cói Kim Sơn

Địa chỉ: Nằm gần khu di tích lịch sử nhà thờ Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

2.4 Làng nghề gốm Bồ Bát

Không chỉ có làng gốm Bát Tràng mới nổi tiếng mà làng nghề gốm Bà Bát có từ hàng nghìn năm trước cũng được ví như 1 làng gốm Bát Tràng thu nhỏ. Làng nghề nổi danh nhất vào thế kỷ thứ 10 với nhiều sản phẩm gốm sắc trắng độc đáo và tinh tế cùng với tay nghề điêu luyện của những người thợ làng Bồ Bát.

 

Các sản phẩm của làng nghề gốm Bồ Bát nổi tiếng

Theo lịch sử, khi vua Lý Thái Tổ dời đô về thành Đại La mang theo 5 dòng họ lớn của Bồ Bát nhằm xây dựng kinh đô mới, sản xuất các sản phẩm gốm sứ phục vụ triều đình và những người dân. Những nghệ nhân này đã quyết định sinh sống tại vùng đất ven sông Hồng, lập nên làng nghề Bát Tràng ngày nay.

Tưởng rằng làng nghề gốm từ đó đã bị lãng quên theo thời gian nhưng cách đây hơn 10 năm những sản phẩm gốm Bồ Bát đã xuất hiện trở lại trên thị trường trong nước. Sản phẩm rất đa dạng từ những vật dụng sinh hoạt như ấm chén, bát đĩa, lọ hoa… đến những sản phẩm lưu niệm, trang trí rất được người dân và du khách ưa chuộng.

Làng nghề gốm Bồ Bát

Địa chỉ: thôn Bạch Liên, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

2.5 Làng nghề mộc Phúc Lộc Ninh Bình

Làng Phúc Lộc có 5 xóm thì cả 5 đều làm nghề mộc truyền thống lâu đời. Đến nay có khoảng 400 người trong làng vẫn duy trì nghề mộc, các sản phẩm được sản xuất từ gỗ phổ biến ở đây như giường, bàn, tủ, ghế, cửa… tất cả đều được sản xuất với chất lượng cao và đường nét tinh xảo.

Làng nghề mộc Phúc Lộc Ninh Bình luôn tấp nập hoạt động

Làng nghề truyền thống Phúc Lộc góp phần vào việc bảo tồn văn hóa và lịch sử của khu vực. Nơi đây vừa sản xuất vừa thu hút du khách, những người đến tham quan có thể hiểu hơn về quy trình sản xuất thủ công và mua sắm các sản phẩm độc đáo. Không những tăng thu nhập cho người dân địa phương mà còn phát triển ngành du lịch tại Ninh Bình.

Làng nghề Ninh Bình - Mộc Phúc Lộc

Địa chỉ: Làng Phúc Lộc, P. Ninh Phong, Tp. Ninh Bình

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy giá trị của những làng nghề này vừa là trách nhiệm mà còn là cơ hội để Ninh Bình khẳng định vị thế trên bản đồ văn hóa và du lịch Việt Nam, thu hút du khách trong và ngoài nước đến trải nghiệm và khám phá.

 

 

 

 

 

 

Đang xem: Sắc màu truyền thống các làng nghề Ninh Bình - Nét đẹp văn hóa Cố đô xưa

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng